Lại một "doanh nghiệp" nữa phải đóng cửa.
Thật ai oán!
Mới năm ngoái đây thôi, ngày họ chính thức mở một doanh nghiệp tư nhân, ngày họ chính thức bước vào "đời" để "giành giật" một miếng bánh nhỏ của nền kinh tế thị trường. Họ thật rạng ngời, đầy tự tin, đầy hy vọng và năng lượng tích cực thật đáng ngưỡng mộ.
Thời điểm khai trương, bảng hiệu bóng loáng, nhạc điệu sôi động, hoa chúc mừng trưng bày kín lối đi..
Những ngày sau đó, khách hàng ra vào tấp nập, việc buôn bán diễn ra đầy hấp dẫn.. Mọi thứ đang tiến triển theo đúng "kế hoạch".
Họ là những người tốt, ai tiếp xúc với họ cũng đều đồng ý như vậy. Có lẽ, "gieo nhân nào thì gặp quả nấy", người tốt phải xứng đáng nhận được những gì tốt đẹp nhất.
Nhưng, bỏ lại sau lưng những "xúc cảm dâng trào" của những ngày đầu "làm kinh tế", cái gì đến nó cũng đã đến. Họ chính thức đóng cửa sau hơn 1 năm "khởi nghiệp". Mọi thứ thay đổi một cách rất chậm rãi, đến khi họ kịp nhận ra thì đã muộn.
Mọi người xung quanh, ai cũng tiếc nuối thay cho họ. Không luyến tiếc sao được! Họ là những người tốt bụng và thân thiện. Nhưng, đó không phải là cách để duy trì một doanh nghiệp, dù nó chỉ thuộc diện là doanh nghiệp nhỏ.
Luyến tiếc đấy, nhưng hầu như ai đang sống và làm việc trên đoạn đường này cũng đã quen rồi.
Mới cách đây vài tháng, một doanh nghiệp dịch vụ tin học gồm những chàng trai đầy nhiệt tình và năng động, đã phải nói lời từ biệt.
Cách đây hơn nửa năm, một doanh nghiệp "đột phá" thuộc mảng digital marketing của những con người đầy sự tươi mới và tài năng, cũng xin được rút lui.
Năm ngoái, một doanh nghiệp cho thuê xe phải xin dừng cuộc chơi.
Và còn nhiều doanh nghiệp đã tuyên bố giải thể trước đó nữa...
Giờ đây, mọi thứ xung quanh cũng không có gì là "điềm báo" cho sự tốt đẹp hơn của những doanh nghiệp khởi nghiệp: vài công ty tư vấn bất động sản đang trong tình trạng "xác sống", vài doanh nghiệp nhỏ đang cố tồn tại một cách "vật vờ"...
Khỏe nhất, có lẽ là những hàng quán cafe vỉa hè, những quán đồ ăn sáng, những dịch vụ cầm đồ..
Vì đâu nên nỗi!
KHỞI NGHIỆP.
Hai từ thật hoành tráng!
Nhưng nó đang được coi là gì?
Một trào lưu, một phong cách sống, một xu thế trải nghiệm hay một tinh thần của tuổi trẻ?
Với tất cả những định nghĩa đó, hầu như đều đem lại những kết quả "chết người": mất tiền, mất thời gian, mất uy tín, mất sự tự tin, mất nhiệt huyết sống. Thậm chí, còn tệ hơn nữa khi nhiều "doanh nhân tương lai" lao vào khởi nghiệp để rồi mất luôn cả hạnh phúc gia đình, mất sạch những gì cha mẹ để lại.
Khởi nghiệp và khuyến khích khởi nghiệp là đúng. Đặc biệt với sự phát triển kinh tế quốc gia, phong trào khởi nghiệp cần được đẩy mạnh.
Nhìn lại các nước thuộc khối Asean, tỷ lệ doanh nghiệp so với dân số của họ dao động từ 80 -100 người dân thì có 1 doanh nghiệp. Với các nước phát triển như Mỹ, Nhật, khối EU, tỷ lệ này thậm chí chỉ với 10 -20 người thì có 1 doanh nghiệp.
Còn nước ta, tỷ lệ khiêm tốn hơn rất nhiều, khoảng 140 người dân thì có 1 doanh nghiệp. Nghĩa là, muốn "chơi" với các nước bạn, chúng ta cần gấp đôi lượng doanh nghiệp hoạt động.
Nhưng, đẩy tỷ lệ lên cao để được gì. Trong khi, hầu hết các doanh nghiệp là doanh nghiệp "siêu nhỏ" và hoạt động không hiệu quả, thậm chí là những doanh nghiệp "cửa sau" và hoạt động không minh bạch?
Có lẽ, câu hỏi này nên dành cho những đầu óc "vĩ mô" hơn.
Trở lại với vấn đề khởi nghiệp mang tầm vóc "vi mô". Liệu chúng ta có thật sự hiểu đúng về khởi nghiệp?
Tạm thời bỏ qua ngữ nghĩa "trực diện": khởi nghiệp là sự bắt đầu một nghề nghiệp. Chúng ta chỉ xét đến ngữ nghĩa "xã hội" của khởi nghiệp: là sự bắt đầu làm chủ, bắt đầu kinh doanh riêng.
 |
Khởi nghiệp - Trò chơi danh vọng. |